Giới thiệu về Panme: Cách sử dụng, phân loại và lưu ý


Giới thiệu về Panme: Cách sử dụng, phân loại và lưu ý

Panme hay còn gọi là thước Micrometer là một thiết bị đo lường phổ biến có tính ứng dụng cao trong các nhà máy, xưởng sản xuất cơ khí và gia công. Với độ chính xác cao tới phần nghìn micromet, panme thường được dùng để đo kích cỡ của các phôi mẫu như đo trong, đo ngoài hay đo độ sâu...Để hướng dẫn tìm hiểu kỹ hơn về thiết bị này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các đặc điểm, công dụng đồng thời phân loại các dòng sản phẩm phổ biến hiện nay. 

1. Phân loại panme đo trong, đo ngoài

Có rất nhiều cách để phân loại thước panme nhưng chủ yếu dựa vào một vài tiêu chí phân loại như dưới đây, với mỗi loại chúng tôi có minh họa để các bạn đọc có thể dễ hình dung hơn.

Theo tính năng, chúng ta có các loại phổ biến như sau:

  • Panme đo ngoài: Thước panme đo ngoài là một dụng cụ được thiết kế đo bên ngoài của vật thể hay còn gọi là đường kính ngoài (OD). Nó có hình dạng và hoạt động khá giống một chiếc kẹp chữ C, có thể mở và đóng bằng cách xoay con vít bên trong. Panme đo ngoài thường được dùng đo dây, các loại hình cầu, trục và dạng khối...Đây cũng là loại thông dụng nhất, nhiều người mới biết tới panme sẽ nghĩ tới hình ảnh của nó trước tiên. 
  • Panme đo trong, Đầu panme: Ngược lại với panme đo ngoài, thước panme đo trong dùng để đo bên trong hoặc đường kính trong của vật thể (ID). Hình dạng của loại này tương tự một chiếc bút, chỉ khác là có một ống chiết để xoay. Nó hay được dùng để đo đường kính lỗ nên nhiều người gọi là panme đo lỗ. 
  • Đo độ sâu: Giống với tên gọi, thước panme đo độ sâu được chế tạo để đo độ sâu của lỗ, khe hoặc rãnh. Nó có chân đế thẳng hàng với đỉnh của lỗ, khe hay rãnh cần đo. Ống chiết là ở trên trục, nhô lên khỏi đế. Khi ống chiết quay, một thanh đo lường đi xuống từ trục. Tiếp tục xoay, cho đến khi thanh đo chạm đáy lỗ, khe hay rãnh đó là bạn có thể tìm được kết quả mình muốn trên thang số đo.

Tiếp đến, với cách chia theo cấu tạo, các loại panme được ưa chuộng nhất sẽ là:

  • Cơ khí: Với cách phân loại theo cấu tạo, thước panme cơ khí là tên gọi chung để gọi đa số các loại thước panme cầm tay cơ bản, không tích hợp mặt đồng hồ chỉ thị kim hoặc kỹ thuật số. Loại cơ khí yêu cầu người dùng phải biết cách đo và cách đọc kết quả trong quá trình sử dụng. Dù không mang tính hiện đại, nhưng loại panme này rất bền, được các kỹ sư thường xuyên sở hữu.
  • Điện tử: Thước panme điện tử là một dạng nâng cấp của panme cơ khi tích hợp kỹ thuật số, cho ra một kết quả đo lường nhanh và dễ dàng. Với hệ thống đọc số hiện đại, độ chính xác có thể đến 0.005 inch và 0.001 mm, người dùng còn có thể chuyển đổi giữa đơn vị inch và mm chỉ bằng 1 nút bấm.
  • Đồng hồ: Khác so với hai loại trên, panme đồng hồ được tích hợp mặt đồng hồ chỉ thị kim để đọc kết quả đo. Tương tự, dòng sản phẩm này cũng yêu cầu khả năng đọc thông số, nhưng khó đọc hơn panme điện tử. Bù lại, ưu điểm của nó là phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối cao, dễ dùng lại có giá thành mềm mỏng, vừa túi tiền hơn. 

2. Cách đọc kết quả thước panme

Hướng dẫn đọc kết quả thước panme đo cơ khí

  • Khi đo xem vạch "0" của du xích ở vào vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính
  • Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng nhau)
  • Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số "mm" và nửa "mm". của kích thước ở trên thước chính
  • Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm "mm" trên thước

Cách đọc kết quả trên thước micrometer (panme) điện tử

  • Bước 1: Kiểm tra panme: Đảm bảo panme sạch sẽ, không bị hư hỏng và được hiệu chỉnh chính xác.
  • Bước 2: Làm sạch vật thể đo: Lau sạch bụi bẩn, dầu mỡ trên bề mặt vật thể cần đo.
  • Bước 3: Đặt vật thể vào panme: Đối với panme đo ngoài, kẹp vật thể giữa mỏ đo và thân panme. Đối với panme đo trong, đặt mỏ đo vào bên trong lỗ cần đo. Đối với panme đo độ sâu, đặt chân đế panme lên mặt phẳng và mỏ đo tiếp xúc với đáy lỗ, khe, rãnh.
  • Bước 4: Xoay thimble: Xoay thimble cho đến khi vạch chia độ trên thimble trùng với vạch chia độ trên thân panme.
  • Bước 5: Đọc kết quả: Trên panme cơ, đọc kết quả bằng cách cộng giá trị trên thước chính với giá trị trên thimble. Trên panme điện tử, kết quả sẽ hiển thị trực tiếp trên màn hình LCD.

Đăng ký nhận bản tin điện tử

Cập nhật sớm nhất thông tin về chương trình khuyến mãi, sản phẩm mới, hoạt động công ty và nhiều thông tin hữu ích khác.